Trước đòi hỏi
của xã hội và yêu cầu phát triển của nhà trường, Bộ giáo dục và Đào tạo đã cho
phép Trường Đại học Tổng Hợp TP.Hồ Chí Minh đào tạo ngành Xã hội học ở bậc cử
nhân (công văn số 6788/KHTC ngày 06/10/1995). Tiền thân của Khoa là Bộ môn Xã hội
học trực thuộc khoa Triết thuộc trường Đại học Tổng hợp cũ – nay là trường ĐH
KHXH & NV TPHCM. Ngày 01/03/1997 Bộ môn được tách ra khỏi Khoa Triết học,
thành bộ môn độc lập trực thuộc Ban giám hiệu nhà trường và ngày 26/12/1998 được
chính thức công nhận là Khoa Xã hội học (số 438/QĐ/ĐHQG/TTCB-do GS.TS Trần Chí
Đáo ký). Chức năng và nhiệm vụ của khoa là: Đào tạo và tổ chức đào tạo nhằm
trang bị những kiến thức chuyên ngành toàn diện cũng như nắm vững nguyên lý,
quy luật vận hành của xã hội cho sinh viên ngành Xã hội học. Trang bị những kiến
thức về lý luận nghiên cứu và các kỹ năng thực hành nghiên cứu xã hội học cơ bản
để giúp sinh viên trở thành những cử nhân khoa học Xã hội học có khả năng làm
việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề xã hội thuộc chuyên ngành xã
hội học.
Từ năm 2003
khoa đã được phép đào tạo bậc Cao học Xã hội học cho các tỉnh phía nam với
mục tiêu giúp các giảng viên, chuyên viên tư vấn và các cán bộ nghiên cứu xã hội
học trang bị những kiến thức khoa học nền tảng về ngành, có kỹ năng nghiên cứu
chuyên sâu về một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu
quả.
Ngoài chức
năng đào tạo, Khoa Xã hội học còn là một đơn vị nghiên cứu khoa học có uy tín
trong và ngoài nước. Hàng năm Khoa đã kết hợp với các viện nghiên cứu, các tổ
chức quốc tế thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cũng như các dự án phát
triển đạt kết quả tốt.
So với các ngành khác của trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Xã hội học là một
Khoa được thành lập muộn. Trong thời gian đầu, Khoa cũng gặp nhiều khó khăn do
đội ngũ cán bộ giảng dạy mỏng với trình độ và bằng cấp chưa cao. Mặc dù đến năm
1996 Bộ môn Xã hội học mới trở thành bộ môn độc lập trực thuộc trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn nhưng từ năm 1994 môn xã hội học đã được đưa vào giảng
dạy cho toàn bộ sinh viên của trường. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển
đến nay Khoa Xã hội học – trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.Tính đến năm 2017 khoa Xã hội học có 21 Cán bộ viên chức
(vừa biên chế vừa hợp đồng dài hạn), trong đó có 2 PGS.TS, 05 tiến sỹ, 5 nghiên
cứu sinh, 6 thạc sĩ, 1 học viên cao học và 2 cử nhân. Ngoài ra, khoa còn có sự đóng
góp to lớn của hơn 30 giáo viên thỉnh giảng trong và ngoài trường trong việc thực
hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cho sinh viên và học viên các hệ đào tạo.
Đến năm
1996, lần đầu tiên tại phía Nam, ngành Xã hội học đã được Trường ĐHKHXH&NV
– Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chiêu sinh đào tạo cử nhân hệ chính
quy. đã có 14 khóa tốt nghiệp ra trường với hơn 3000 sinh viên hệ cử nhân
chính, hơn 1000 cử nhân hệ vừa làm vừa học và gần 200 thạc sĩ. Nhiều sinh viên
và học viên của Khoa Xã hội học đã có việc làm trong các viện nghiên cứu, các
trường đại học, các tổ chức phi chính phủ, các công ty tư vấn, cơ sở công tác
xã hội và nhiều cơ quan ban ngành khắp cả nước.
Với đội ngũ
cán bộ viên chức và giáo viên thỉnh giảng hùng hậu trên, tính đến năm 2012 Khoa
đã đào tạo được hơn 1000 cử nhân hệ chính quy và hiện nay có khoảng hơn 700
sinh viên đang theo học ở 4 khóa. Trước nhu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng
đào tạo của nhà trường, hàng năm Khoa thu nhận khoảng 150 sinh viên chính quy.
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo cán bộ nghiên cứu và giảng dạy có trình độ chuyên
môn cao cả về lý luận và thực tiễn, khoa Xã hội học đã rất chú trọng đến lĩnh vực
nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên và sinh viên của khoa. Tính đến cuối
năm 2012, giảng viên của khoa đã đăng ký và thực hiện thành công 3 đề tài cấp tỉnh
và thành phố, 1 đề tài trọng đểm của Đại học quốc gia, 3 dự án quốc tế và nhiều
đề tài nghiên cứu cấp trường. Ngoài ra, nhằm mục tiêu nâng cao năng lực chuyên
môn, ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học của cán bộ trẻ, hàng năm khoa đã gửi các
giảng viên tham gia các khóa tập huấn chuyên ngành trong và ngoài nước cũng như
khuyến khích nhiều giảng viên của khoa tích cực tham gia và viết bài tham luận
trình bày tại các hội thảo trong nước và quốc tế. Một số giảng viên của khoa đã
có bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Khoa đã đăng cai
và tổ chức thành công nhiều hội thảo trong nước và quốc tế, trong đó có 2 hội
thảo quốc tế gần đây nhất là hội thảo “Giới và di dân- Tầm nhìn châu Á” được tổ
chức vào ngày 24-25/5/2012 dưới sự tài trợ của Quỹ Rosa Luxemburg Stifftung với
sự tham gia của hơn 70 nhà nghiên cứu, giảng viên trong và ngoài nước đã thành
công tốt đẹp. Ngày 28-29/9/2013 Quỹ Rosa Luxemburg Stifftung tiếp tục tài trợ
cho khoa tổ chức hội : “Giới và di dân - Đánh giá chính sách xuất khẩu lao động-
chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam và quốc tế dựa trên cách tiếp cận quyền và các
chiều cạnh giới” mang tầm quốc tế với gần 100 đại biểu đến từ Đức, Australia,
Trung quốc, Ấn độ, Hàn Quốc và các nước khu vực Đông Nam châu Á.

Về phía sinh viên, những cuộc thực tập do Khoa tổ chức cho sinh viên không còn mang tính hình thức mà là một chương trình nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thực sự. Các đợt thực tập mang tính liên hoàn, liên kết nhiều môn học: từ môn phương pháp nghiên cứu đến lý thuyết xã hội học, những kết quả nghiên cứu thực địa đã được xử lý một cách nghiêm túc để sinh viên và giảng viên có thể sử dụng số liệu viết các báo cáo khoa học, tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế. Qua các đợt thưc tập này, sinh viên có thể ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế, củng cố kiến thức tốt hơn, đồng thời giúp họ phần nào tích lũy được kinh nghiệm mang tính thao tác, để thích ứng được với yêu cầu của công việc thực tế công việc.

Khi ra trường các cử nhân xã hội học có thể trở thành:
+ Chuyên viên nghiên cứu: làm việc tại các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các ban, ngành của trung ương, tỉnh, thành phố, các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước.
+ Giảng viên và nghiên cứu viên: tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường đoàn thể (công đoàn, phụ nữ, thanh niên. v.v.)
+ Chuyên viên tư vấn: cho các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà máy, xí nghiệp , bệnh viện … thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau của xã hội...
+ Cán bộ làm công tác quản lý, công tác xã hội: trong các cơ quan hoặc các tổ chức, đoàn thể khác nhau.
- Những kiến thức xã hội cũng sẽ hỗ trợ cho các cử nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ cho dù họ hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp khác trong đời sống xã hội.
Nhằm mục tiêu đưa Khoa trở thành một trong những đơn vị vững mạnh trong trường, Thầy Trò khoa Xã hội học đang phấn đấu không ngừng nhằm đạt thành tích cao trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập.
BQT website Khoa XHH